Trên thực tế, các Sở Y tế đánh giá, cấp chứng nhận đủ ĐKSX mỹ phẩm không có một thang điểm/yêu cầu giống nhau. Sở Y tế HCM, Hà Nội… yêu cầu nghiêm ngặt hơn, và càng ngày càng yêu cầu Cơ sở thực hiện sau phải tuân thủ theo CGMP ASEAN hơn các Cơ sở trước đó
Cơ quan, Tổ chức nào ở Việt Nam được cấp chứng nhận CGMP ASEAN?
Ở Việt Nam, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế là Cơ quan duy nhất có trách nhiệm xem xét hồ sơ, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT.
Thời điểm nào, các Cơ sở bắt buộc phải đạt CGMP ASEAN do Bộ Y tế cấp?
Chúng tôi không có câu trả lời chính xác về thời điểm này. Tuy nhiên, xu hướng là Bộ Y tế ngày càng siết chặt Quản lý sản xuất mỹ phẩm. Thực tế, khi đánh giá đủ đksx Mỹ phẩm, các Sở Y tế ngày càng yêu cầu cao hơn, tiến dần tới yêu cầu của chuẩn CGMP ASEAN hơn.
Một số tổ chức phi chính phủ đã và đang cấp chứng nhận CGMP ASEAN, nhưng không được công nhận. Thực tế, việc đánh giá rất cẩu thả, thiếu cơ sở, mang tính "thương mại". Chúng tôi khuyến nghị khách hàng cần lưu ý tìm hiểu kỹ, nên lựa chọn Bộ Y tế là đơn vị cấp chứng nhận CGMP ASEAN để thực sự mang lại những giá trị khi đầu tư và hoạt động
Một số tổ chức phi chính phủ (thường cấp chứng nhận ISO) nói họ có thể cấp chứng nhận CGMP ASEAN, có nên thực hiện việc này với họ?
Sở Y tế các địa phương, có đánh giá Đủ điều kiện sản xuất Mỹ phẩm tương tự nghiêm ngặt như nhau không?